I. Trình tự thực
hiện:
1. Khách hàng vay vốn (chủ
đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư) liên hệ phòng Kế hoạch - Tổng hợp hoặc phòng
Đầu tư - Thẩm định dự án thuộc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai (Quỹ) để
được hướng dẫn thủ tục vay vốn.
2. Khách hàng vay vốn nộp hồ sơ vay vốn trực tiếp
tại Phòng Tổ chức - Hành chính của Quỹ. Phòng Tổ chức - Hành chính tiếp nhận, kiểm
tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ cơ bản đã đầy đủ theo danh mục quy
định thì lập biên bản giao nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ cơ bản chưa đầy đủ theo danh mục quy
định thì không nhận hồ sơ và yêu cầu khách hàng vay vốn hoàn chỉnh lại hồ sơ
theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, Phòng Tổ
chức - Hành chính sẽ luân chuyển hồ sơ trình lãnh đạo Quỹ xem xét xử lý.
4. Phòng Đầu tư - Thẩm định dự án thực hiện việc
kiểm tra hồ sơ pháp lý, thẩm định phương án tài chính, phương án trả vốn vay
của dự án, báo cáo kết quả thẩm định và đề xuất với Giám đốc Quỹ thông báo kết
quả thẩm định dự án.
5. Quỹ thông báo kết quả thẩm định dự án cho khách
hàng vay vốn.
II. Thành phần, số
lượng hồ sơ:
A.
Thành phần hồ sơ vay vốn:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho Quỹ hồ sơ
đề nghị vay vốn, cụ thể như sau:
1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu quy định của Quỹ).
2. Hồ sơ pháp lý của khách hàng:
b) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
c) Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc); Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp
tác xã (đối với Hợp tác xã) nếu là người đại diện pháp luật của đơn vị; Kế toán
trưởng hoặc phụ trách kế toán;
d) Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
thành viên về việc chấp thuận chủ trương vay vốn, cử người đại diện pháp lý vay
vốn, và tài sản thế chấp vay vốn tại Quỹ (trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh
doanh cá thể, hoặc điều lệ doanh nghiệp đã có quy định);
e) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Hồ sơ tài chính của khách hàng:
a) Báo cáo tài chính 2 năm liên tục gần nhất và các
báo cáo quý gần nhất trước khi đầu tư (đối với doanh nghiệp hoạt động trên 2
năm) hoặc báo cáo năm trước và các báo cáo quý gần nhất trước khi đầu tư (đối
với doanh nghiệp hoạt động dưới 2 năm). Báo cáo tài chính phải có kiểm toán
hoặc có xác nhận của cơ quan thuế;
b) Báo cáo về năng lực của khách hàng (theo mẫu quy
định của Quỹ).
4. Hồ sơ dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh
doanh:
a) Đối với hồ sơ dự án đầu tư:
- Dự án đầu tư đã được hoàn chỉnh theo yêu cầu của
các cơ quan thẩm định dự án và phù hợp với quy định hiện hành về quản lý đầu tư
và xây dựng;
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm
quyền;
- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự
toán hoặc dự toán hạng mục công trình của cấp có thẩm quyền (nếu có);
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội
dung liên quan đến dự án như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông tin quy
hoạch (nếu có), quyết định phê duyệt quy hoạch, quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh quốc phòng, giấy
phép khai thác tài nguyên, giấy phép xây dựng,...
b) Đối với hồ sơ phương án sản xuất kinh doanh:
- Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả
năng hoàn trả vốn vay;
- Thuyết minh về hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh; kế hoạch trả nợ gốc và lãi
nêu rõ các nguồn trả nợ, thời hạn hoặc kỳ hạn trả nợ;
- Các hợp đồng kinh tế liên quan đến phương án sản
xuất kinh doanh (hợp
đồng cung cấp nhiên liệu, tiêu thụ sản phẩm…); các văn bản khác do khách hàng
gửi kèm liên quan đến việc vay vốn thực hiện phương án.
5. Các hồ sơ về tài sản bảo đảm tiền vay.
a) Danh
mục tài sản thế chấp kèm theo các hồ sơ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng,
quyền quản lý hợp pháp của
bên thế chấp đối với tài sản bảo đảm;
b) Các hồ sơ
bảo hiểm tài sản thế chấp và bảo hiểm công trình xây dựng
(nếu
thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc);
c) Các tài liệu khác có liên quan: thư bảo lãnh và
các văn bản chứng minh khả năng tài chính của tổ chức đứng ra bảo lãnh cho
khoản vay (nếu có); văn bản cam kết bố trí kế hoạch vốn để trả nợ vay của cấp
có thẩm quyền (đối với dự án cho vay tín chấp).
Ghi chú: Tất cả tài liệu nêu trên phải
là bản chính hoặc bản sao có chứng thực. Khách hàng phải
cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung
cấp.
B.
Số lượng hồ sơ: tối thiểu 01 bộ hồ
sơ.
III. Thời hạn giải
quyết:
Đối với hồ sơ vay vốn trung và
dài hạn: tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu theo quy
định, trừ những hồ sơ trình Hội đồng quản lý Quỹ và UBND tỉnh.
IV. Đối tượng thực
hiện: doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tổ chức có tư cách pháp nhân, năng lực pháp
luật dân sự, hành vi dân sự; cá nhân có đăng ký kinh doanh.
V. Cơ quan thực
hiện thủ tục:
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai.
VI. Kết quả thực
hiện thủ tục: văn
bản chấp thuận cho vay hoặc từ chối cho vay.
VII. Phí, lệ phí: không
VIII. Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai:
1. Giấy đề nghị vay vốn.Giấy đề nghị vay vốn.docx
2. Báo cáo năng lực của chủ đầu tư.Báo cáo năng lực chủ đầu tư.docx
3. Văn bản chấp thuận tài trợ vốn, các điều kiện của
các nguồn vốn tham gia dự án và kiến nghị phương thức quản lý dự án đối với dự
án sử dụng nhiều nguồn vốn (nếu có).
IX. Yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục:
1. Đối với dự án:
- Thuộc danh mục cho vay của Quỹ, cụ thể như sau:
+ Kết cấu hạ
tầng giao thông, năng lượng, môi trường: Đầu tư kết cấu hạ tầng; Đầu tư
phát triển điện; Đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải,
rác thải, khí thải, đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải, đầu tư sản
xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; Đầu tư, phát triển hệ thống phương
tiện vận tải công cộng.
+ Công nghiệp,
công nghiệp phụ trợ: Đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao; Đầu tư các dự án phụ trợ bên ngoài
hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao; Di chuyển, sắp
xếp lại các cơ sở sản xuất, cụm làng nghề; các cơ sở di dời theo chương trình
của tỉnh.
+ Nông, lâm,
ngư nghiệp và phát triển nông thôn: Đầu tư xây dựng, cải tạo hồ chứa nước,
công trình thủy lợi; Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự án phục vụ sản
xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
+ Xã hội hóa
hạ tầng xã hội: Đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội (nhà cho người có
thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá sinh viên…); Đầu tư xây dựng, mở
rộng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, siêu thị, chợ, trung tâm
thương mại, chỉnh trang đô thị, hạ tầng khu dân cư, khu đô thị, khu tái định
cư, văn hóa, thể dục, thể thao, công viên; Đầu tư xây dựng, cải tạo khu du
lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử tại địa phương; Di chuyển, sắp xếp, hiện đại hóa các khu
nghĩa trang…
+ Đầu tư kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác và đầu tư mở rộng, phát triển kinh tế của các
doanh nghiệp tại địa phương: Đầu tư khởi nghiệp đối với các tổ chức, cá
nhân đạt giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp cấp tỉnh tổ chức; Đầu tư mở
rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nâng cao
chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh; Đầu tư xây dựng mới, thành lập
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh; Đầu
tư các dự án theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội được tỉnh giao.
- Dự án, phương án khả thi, có hiệu quả kinh tế xã
hội, có khả năng trả nợ vốn vay.
- Thu hồi được nợ vay (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn.
- Đối với dự án đầu tư phải được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Dự án, phương án vay vốn phải được Quỹ thẩm định
phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định cho vay (trừ
trường hợp các dự án, phương án chỉ định cho vay do UBND tỉnh quyết định).
2. Đối với chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế, là tổ chức có tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật dân sự, hành vi
dân sự, sử dụng vốn vay hợp pháp; cá nhân có đăng ký kinh doanh.
- Chủ đầu tư phải bảo đảm nguồn vốn hợp pháp khác (vốn
chủ sở hữu, vốn tự có) tối thiểu phải đạt 20% trên tổng vốn đầu tư của dự án.
- Chủ đầu tư phải sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Chủ đầu tư đã hoàn thành và đảm bảo thủ tục đầu tư
theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư phải thực hiện các quy định về bảo đảm
tiền vay và mua bảo hiểm tài sản theo quy định hiện hành của nhà nước và của
Quỹ.